Phần mềm máy tính

Định nghĩa yêu cầu phần mềm là tất cả những nhu cầu tính năng sản phẩm mà người dùng muốn, bao gồm chức năng, hiệu năng, giao diện,… Các yêu cầu thường xoay quanh 4 nhóm sau: yêu cầu về phần cứng; yêu cầu về phần mềm, yêu cầu về data (dữ liệu) và cuối cùng là những yêu cầu về con người. Khi nhận các brief từ khách hàng, đội phát triển phần mềm phải tiến hành tìm hiểu, phân tích yêu cầu phần mềm để cuối cùng lập ra một bản đặc tả chuẩn chỉnh nhất. 

Mô hình hóa các yêu cầu phần mềm

Sau khi thống nhất với khách hàng, đội dev cần mô hình hóa các yêu cầu phần mềm. Những phương pháp phổ biến để mô hình hóa có thể kể đến như Data flow diagram (Biểu đồ luồng dữ liệu) và Entity Relationship model (Mô hình thực thể quan hệ). Data flow diagram biểu diễn luồng thông tin đầu vào và đầu ra (input – output) của một chức năng. Còn việc sử dụng Entity Relationship model là để thiết kế database ở cấp độ khái niệm.

Sau khi tìm hiểu sơ bộ những ý tưởng về sản phẩm, nhóm phát triển phần mềm cần phân loại và sắp xếp các yêu cầu thành các nhóm chức năng. Tiếp theo cần thẩm định các yêu cầu xem tính khả thi, rủi ro và mức chi phí cũng như thời gian hoàn thành cho từng yêu cầu.

Cuối cùng cần thảo luận với khách hàng để xác định chính xác những yêu cầu sản phẩm. Giai đoạn phân tích yêu cầu phần mềm này đòi hỏi cả khách hàng và đội ngũ phát triển sản phẩm phải trao đổi tích cực trên cơ sở thương lượng nhằm xác định được bộ yêu cầu chính xác nhất

Theo thống kê hiện có hơn 1 triệu ứng dụng trong các cửa hàng ứng dụng lớn là App Store và Google Play, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã nhận ra tầm quan trọng của ứng dụng di động trong công việc kinh doanh.

Do đó, thị trường ứng dụng di động ngày càng trở nên sôi động và việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở lên khốc liệt và khó khăn hơn bao giờ hết. Để thắng trong cuộc chiến này, bắt buộc doanh nghiệp phải hiểu những tiêu chí làm nên một ứng dụng di động thành công.

Ngày nay điện thoại di động là một trong những công cụ mạnh nhất và đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Nó đã trở thành nơi mà người tiêu dùng có mặt thường xuyên nhất, trên thực tế, người tiêu dùng dành 90% thời gian của họ cho các ứng dụng di động so với các trang web thông thường.

Do đó, các doanh nghiệp hiện nay phải chú trọng nhiều vào trải nghiệm di động để có thể thực sự đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ có một số ứng dụng di động nổi tiếng là được người dùng thường xuyên sử dụng, do vậy cơ hội để người dùng khám phá một ứng dụng bất kỳ là khá thấp nếu nó không thực sự nổi bật.

Người dùng điện thoại thông minh trung bình có khoảng 25-30 ứng dụng trên điện thoại của họ tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, số lượng ứng dụng thường xuyên được sử dụng chỉ khoảng 3 ứng dụng.

Những tiêu chí nào tạo nên một ứng dụng thành công?

Câu trả lời thực ra khá đơn giản: Một ứng dụng di động thành công là một ứng dụng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng cuối và thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. 

Để tạo nên một ứng dụng thành công đôi khi không phải trong một bước, mà nó là cả một hành trình nâng cấp và sửa đổi cho phù hợp với khách hàng và xu hướng tiêu dùng.

Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nghiệp thường phải cố gắng tinh chỉnh, nâng cấp ứng dụng di động của họ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.

Dưới đây là 15 tiêu chí quan trọng nhất quyết định định sự thành công của một ứng dụng di động